Tin tức

Hướng dẫn cơ bản làm một hồ thủy sinh phần 2

Viết bởi thuysinh365
17/11/2019 (4 năm trước)

trong bài viết này chúng em sẽ giới thiệu từng bước làm hồ thủy sinh cho người mới bắt đầu. Từ cách trải cốt nền tới vào cây, lên nước cũng như nắp đặt thiết bị một cách chi tiết nhất.

Như trong phần 1 em đã giới thiệu sơ bộ về những phụ kiện cần và đủ cho 1 hồ thủy sinh cho người mới bắt đầu. Trong phần 1 em chưa giới thiệu tới hệ thống lọc cho hồ thủy sinh, bây h em sẽ bắt đầu từ lọc.
Lọc cho hồ thủy sinh thông thường chúng ta dùng lọc thùng nhiều hơn là lọc tràn, thứ nhất là mang tính thẩm mỹ, tiếp đến là hiệu quả mang lại và thứ 3 là không tốn không gian cho hồ thủy sinh. Để chúng ta có thể nhìn hồ thủy sinh của mình trọn vẹn hơn. Với hệ lọc kín là điều cần thiết với hồ thủy sinh ngoại trừ những hồ nhỏ, hồ cá để bàn, hồ cá mini...
Thứ Tự Setup Hay Quy Trình Làm Hồ Thủy Sinh Cơ Bản.
Sau khi lên ý tưởng và đã chọn xong các phụ kiện cần và đủ như ở phần 1 đã nêu. Chúng ta lần lượt sắp xếp thứ tự setup cho hồ thuỷ sinh như sau.
Cốt nền giải xuống đầu tiên. Lưu ý khi giải nếu là bố cục 2 bên thì chúng ta tập chung giải qua 2 bên. Tốt nhẩt là chúng ta giải ở khu vực trồng cây nhiều hoặc những cây cần dinh dưỡng cao. Nhớ rằng ko nên để sát bề mặt kính để khi nhìn không thấy lớp cốt nền sẽ đẹp hơn.
Tiếp đền đổ phân nền với độ dày vừa phải để phần tiếp theo chúng ta cho đá hoặc lũa trong ý tưởng thiết kế hồ thủy sinh của mình.
Bố cục xong lũa đá thì chúng ta dặm thêm phân nền ở vị trí cần thêm. Bước tiếp theo lấy bình xịt nước xịt nhẹ lên lớp phân nền vừa mới setup để bụi lắng xuống và chúng ta dần cho nước lên. Cho nước vào hồ chúng ta dùng ống nhỏ hoặc mở nhỏ nước, dưới đầu vòi nước vào nên dùng bao nilong hoặc cái dĩa để cho nước ko tung lớp nền và cốt nên. Dâng nước cho tới khi cao bằng mực phân nền ở vị trí cao nhất thì chúng ta tiến hành cắm cây.
Cắm cây với người mới bắt đầu nên dùng nhíp cắm mũi cong, sẽ đơn giản hơn so với nhíp mũi thẳng. Xin lưu ý không dùng nhíp nhổ nông lách ra cắm cây vì nó rất sắc,làm hư cây hết. Với những anh chị hồ chơi có dán rêu hoặc dán cây trên lũa thì có thể dùng keo chuyên dán cây thủy sinh để cố định chung trên nhũng vị trí mình mong muốn.
Sau khi cắm cây xong thì từ từ rút nước và hút mặt váng cũng như vớt những lá cây trôi nổi trên mặt hồ. Làm xong phân đoạn này là chúng ta đã setup gần như xong 1 hồ thủy sinh.
Vào nước trở lại. lần này cho full hồ nếu như nước đã trong. Tiến Hành nắp đặt bộ lọc cho hò thủy sinh, co2 cho cây thủy sinh, đèn thủy sinh, hẹn giờ cho đèn thủy sinh, lọc váng....
Cách chăm sóc và thay nước cũng như chế độ đèn cho hồ thủy sinh mới setup.
Nên dùng vi khuẩn quang hợp cho hồ thủy sinh khi mới setup để khởi tạo 1 hệ vi sinh ổn định và làm trong nước cũng như làm cho cây phát triển tốt hơn.
Mới setup hồ thì tuần đầu nên thay nước đều đặn 1 ngày 30% cho tuần đầu tiên và châm vi sinh bù lại số nước thay ra.
đèn bật 6-8 tiếng và nên cách nhau. VD sáng và chiều. co2 mở nếu hồ cần co2.
Tới tuần tiếp theo thì thay nước với tần xuất ít hơn có thể 2-3 ngày mới thay
Lưu ý. trong quá trình mới setup ngoài việc thay nước thường xuyên thi ta lên để ý tới cây trồng. Quan sát sự thích nghi và sự phát triển của cây. Nếu có gì khúc mắc hoặc không hiểu lý do, xin vui lòng pm cho chung tôi. Chung tôi sẽ có câu trả lời cho quý anh chị.
Xin chúc anh chị mới bắt đầu chơi hồ thủy sinh thành công. Xin đón đọc phần tiếp theo của chung tôi viết về cây thủy sinh Trân Châu Ngọc Trai sự khác biệt giữa gieo hạt và cắm từng cọng.
Bài Được Viết Bởi Thủy Sinh 365.

Bài viết liên quan

Danh mục
Giỏ hàng

Bạn đã thêm 0 sản phẩm.
Tổng số lượng là 0.

Thanh toán 0₫